29 tháng 5, 2015

Vui thú điền viên




Vũ Văn Xứng (Hiệu trưởng Đại học Nha Trang) - Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử

BÀI BÁO KHOA HỌC – TÁC GIẢ VŨ VĂN XỨNG

Kết quả của nghiên cứu đã phát hiện và đóng góp to lớn cho nền tri thức nhân loại. Đã chỉ ra được cách phân loại (cho điểm) của 1 bài giảng điện tử. Sau đó nhân loại đã ứng dụng kết quả này để đánh giá người học trong toàn bộ hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Ở Việt Nam áp dụng cách đánh giá này cho toàn bộ bậc học, cấp học… chỉ ngoại trừ bậc Tiểu học. Cụ thể kết quả nghiên cứu được tác giả chỉ ra như sau:

Bài giảng điện tử được đánh giá theo thang điểm 100 (lớn gấp 10 lần thang điểm thông thường)
Cụ thể các mức:
Không đạt < 50 điểm
Đạt 50-60 điểm
Trung bình 60-70 điểm
Khá 70-80 điểm
Tốt 80-100 điểm

Bài báo khoa học thuộc chủ đề nghiên cứu được TS. Vũ Văn Xứng – Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang công bố trên tạp chí KHCNTS – số 3 năm 2008. Là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ B2005-33-51 (Nâng cao năng lực giảng dạy toàn diện cho giáo viên trường Đại học Nha Trang). Bài báo được đương kim trưởng phòng KHCN Lê Phước Lượng phản biện trong một thời gian tương đối dài (2,5 phút) tương ứng với thời gian tác giả viết bài 25,5 phút sau thời gian ăn sáng và nhâm nhi ly cà phê tại phòng làm việc. Bài báo cũng được kê khai và có đóng góp lớn nhất trong thành tích chiến sĩ thi đua cấp nhà nước năm 2008 của Hiệu trưởng.  Bài báo này cũng đánh dấu thời kỳ bắt đầu chiến dịch của Hiệu trưởng trong việc nâng cấp Tạp chí của nhà trường, trước hết là làm sao phải được hội đồng chức danh GS nhà nước công nhận tính điểm đang từ 0,5 lên tới 1,5 điểm mỗi bài viết. Được biết trong thời gian làm Hiệu trưởng, Vũ Văn Xứng chuẩn bị hồ sơ để xét công nhận chức danh PGS, bài báo trên được kê khai tính 1,5 điểm bằng với điểm tối đa tạp chí sau được nâng cấp bằng dự án chi 2 tỉ đồng giao cho TP Lê Phước Lượng thực hiện. Tuy nhiên khi ra Hội đồng cấp cơ sở với công trình lèo tèo bằng đề tài cấp bộ vô thưởng vô phạt (cướp tiền nhà nước, cướp tiền nhân dân) thêm 1 vài bài báo khác cũng dạng như “Nâng cao tính thẩm mỹ trong trang phục chị em phụ nữ giảng dạy tại Đại học Nha Trang” hay cuốn sách chép từ sách của Nga những năm 60-70,  anh Xứng đã rớt ngay từ vòng cơ sở. Bản tính hiếu thắng điên cuồng vì công trình nghiên cứu đồ sộ của mình không được hội đồng chức danh GS cấp cơ sở thừa nhận. Anh quyết định từ nay cấm chúng mày không được dùng đèn chiếu, projector, micro với lý do “ngày xưa các cụ dạy học làm gì có đèn chiếu … đâu mà sao vẫn học tốt, dạy tốt”.

Mong lắm, hy vọng lắm TS Xứng sau khi rũ bỏ quan trường sẽ có nhiều thời gian tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học của nhà trường vì trước kia khi TS còn đương chức sinh viên, học viên Cao học của TS thường chỉ được gặp TS khoảng 5 phút cho 1 kỳ học theo lịch hẹn được thay đổi liên tục. Khi gặp được TS các học viên, sinh viên đều nhận được nhữnglời phán  giống nhau như: bìa in có đẹp không, có bao nhiêu  trang nếu ít về viết thêm vào, tài liệu tham khảo thế này hơi ít, tự em phải mày mò mà làm vì tôi rất bận không đủ thời gian hướng dẫn cho em. Tiếc cho một nhân tài Khoa học cáo quan đã vội về ở ẩn với công việc hàng ngày là dọn phân và chăm sóc đàn heo.


Mời độc giả tham khảo bài báo có ý nghĩa khoa học thực tiễn được áp dụng để đánh giá người học tại Bộ GD và ĐT của hầu hết các nước trên thế giới này.